Hiệp ước Biển cả của Liên hợp quốc sắp có hiệu lực
(1xycn3.com) Thỏa thuận về đa dạng sinh học ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia (BBNJ), còn được gọi phổ biến là Hiệp ước Biển cả, đã sắp có hiệu lực sau khi 19 quốc gia phê chuẩn thỏa thuận trong Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc.

Hiệp ước Biển cả là kết quả của một thỏa thuận được hoàn tất vào tháng 3/2023 sau gần 20 năm đàm phán do Liên hợp quốc bảo trợ. Hiệp ước này lần đầu tiên được mở để phê chuẩn vào tháng 9/2023 và yêu cầu ít nhất 60 quốc gia phê chuẩn thỏa thuận để có hiệu lực.
Khi đạt đến ngưỡng đó, Hiệp ước Biển cả sẽ đưa 30% diện tích đại dương trên thế giới vào các khu bảo tồn, tăng thêm tiền cho các nỗ lực bảo tồn biển và đưa ra nhiều điều khoản hơn về quyền tiếp cận các nguồn gen biển trên thế giới.
Tính đến tháng 6/2024, hiệp ước chỉ được bảy quốc gia phê chuẩn, nhưng theo Liên minh Biển cả - tổ chức thúc đẩy việc thông qua Hiệp ước Biển cả - con số đó đã tăng đều đặn cho đến khi có 50 quốc gia phê chuẩn thỏa thuận.
Giám đốc chính sách cấp cao của Quỹ phúc lợi động vật quốc tế Matthew Collis cho biết trong một thông cáo: "Hành trình hướng tới Hiệp ước biển cả gần bằng thời gian di cư lớn của cá voi, cá mập và rùa, nhưng làn sóng phê chuẩn mới tại Hội nghị đại dương của Liên hợp quốc cho thấy chúng ta đang ở chặng đường cuối cùng".
Liên minh Biển cả – có các thành viên từ nhiều tổ chức phi chính phủ khác – đang thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp ước vào cuối Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba tại Nice, Pháp. Hội nghị kết thúc vào ngày 13/6 với 10 lần phê chuẩn còn lại.
Nguồn: Theo seafoodsource