Từ năm 2023 đến nay, người nuôi thủy sản ở Trà Vinh đã chủ động đưa đối tượng cá rô phi vào nuôi và phát triển khá mạnh tập trung ở các vùng nuôi nước lợ xen trong vuông ao nuôi tôm.

Chiế༺n lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, cá rô phi được xác định là đối tượng nuôi tiềm năng, bên cạnh tôm và cá tra. Mục tiêu đến năm 2030, đạt sản lượng 400.000 tấn, đưa cá rô phi trở thành loài cá nước ngọt xuất khẩu lớn thứ hai sau cá tra, góp phần đa ไdạng hóa sản phẩm và giảm phụ thuộc vào một số mặt hàng chủ lực. Từ năm 2023 đến nay, người nuôi thủy sản ở Trà Vinh đã chủ động đưa đối tượng cá rô phi vào nuôi và phát triển khá mạnh tập trung ở các vùng nuôi nước lợ xen trong vuông ao nuôi tôm.
Diện tích nuôi cá rô phi xuất khẩu ở tỉnh hiện nay đã và đang phát triển, có 46 hộ nuôi với diện tích là 106ha, tập trung ở các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. Ngoài ra, Công ty Thủy sản Cửu Long thả nuôi hơn 60ha, dự kiến thu hoạch trong tháng 5 khoảng☂ 500 tấn, đồng thời đang triển khai xây dựng 01 trại giống có quy mô 10ha…
Hiện nay, thị trường xuất khẩu về cá rô phi khá lớn, từ đó đã đưa giá trị con cá rô phi tăng cao. Tuy nhiên, người nông dân cần thẩn trọng trong việc lựa chọn chất lượng nguồn cá giống và chủng loại cá (hiện có nhiều giống cá rô phi của nhiều đơn vị nhập khẩu) khi nuôi. Để người nuôi đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cần xây dựng chuỗi liên kết từ khâu cung ứng con cá giống – thức ăn và tiêu thụ sản phẩm (cá thương phẩm) và quy trình kỹ thuật nuôi cần được đặt ra chặt chẽౠ và theo khuyến cáo từ doanh nghiệp/đơn vị liên kết thu mua sản phẩm do cá rô phi chủ yếu là thịt phile nên trong từng loại giống sẽ có chất lượng thịt khác nhau…
Với quy 🅰trình nuôi cá rô phi hiện nay, phầ꧋n lớn nông dân nuôi ở mật độ 10 con/m2 và zise cá giống từ 3.000 – 4.000 con/kg sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi; độ mặn dao động dưới 10‰ là tốt nhất. Để đạt 01kg cá rô phi thương phẩm cần 1,2kg thức ăn và thức ăn cá rô phi không đòi hỏi độ đạm cao, từ 30 – 32% độ đạm.