Là một quốc gia biển, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế nói chung và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 nói riêng, Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế về biển và đã tham gia rất nhiều diễn đàn đa phương về biển, cả ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Trong tiến trình này, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3) là một mốc đáng nhớ, với nhiều dấu ấn rõ nét, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực biển và đại dương.
Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc, hay còn được gọi tắt là UNOC, là chuỗi hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc triệu tập khoảng 3 năm một lần, do một nước phát triển và một nước đang phát triển cùng đăng cai tổ chức, nhằm thúc đẩy các sáng kiến, giái pháp thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và đại dương, biển và nguồn lợi biển (SDG 14) thuộc Chương trình nghị sự về các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG).
Hội nghị UNOC 3 được Pháp và Costa Rica đồng chủ trì từ 9-13/6 tại thành phố Nice, Cộng hòa Pháp, với chủ đề tổng thể là “Đẩy nhanh hành động và huy động tất cả các bên tham gia bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương”.
Việt Nam: điểm sáng trong thực hiện SDG 14 và hợp tác quốc tế về biển
Là một quốc gia ven biển, với đường bờ biển dài trên 3.260km và khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam luôn nhận thức rõ ràng vai trò và tầm quan trọng của biển đối với hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước. Việt Nam tích cực tham gia các nỗ lực toàn cầu về sử dụng bền vững biển và đại dương và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong thực hiện các SDG.
Trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện các SDG liên tục tăng lên trong giai đoạn 2016-2024. Theo đó, Việt Nam từ xếp hạng 88/149 nước năm 2016 đã tăng lên 54/166 quốc gia được xếp hạng năm 2024.
Riêng đối với SDG 14, Việt Nam đã có nhiều biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 để bảo tồn và sử dụng bền vững môi trường biển. Việt Nam đã ban hành, hoàn thiện khung pháp luật và chính sách liên quan đến biển như Luật Luật bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; Luật Biển Việt Nam 2012, Luật Quy hoạch… và tích cực triển khai thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan đến bảo tồn, quản lý và phục hồi hệ sinh thái biển như Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar), Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam cũng rất chủ động tăng cường hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan nghiên cứu của nước ngoài về khoa học biển, ví dụ như Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia của Pháp (CNRS), Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp (IRD), Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện Khoa học biển của Philippines…
Trên hành trình chung tay cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy hợp tác biển, UNOC 3 là Hội nghị đầu tiên mà Đoàn Việt Nam tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, cùng đoàn đại biểu cấp cao.
Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đại diện 10 nước thành viên ASEAN phát biểu tại một Hội nghị cấp cao đa phương của Liên hợp quốc trong lĩnh vực biển và đại dương là một dấu ấn đáng ghi nhận.
Một dấu ấn đáng nhớ nữa là sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam. Trong các phát biểu tham luận hoặc kết luận của các phiên họp hoặc sự kiện, nhiềꦿu Lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế, như Tổng thống Pháp, Tổng thống Iraq, Tổng giám đốc FAO… đều chia sẻ, đồng tình với quan điểm và🔴 đề xuất của Việt Nam hoặc ghi nhận những thành tựu về phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Ngày 02/7/2025, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM), Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã đưa ra thông báo số 88/CCPT-ATTP về việc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp sau khi có thay đổi địa giới hành chính.
(1xycn3.com) Trong tháng 6, Ecuador tiếp tục duy trì mức thuế nhập khẩu 10% khi xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, bất chấp phán quyết trước đó của Tòa án Thương mại Quốc tế tuyên bố mức thuế này là bất hợp pháp. Cùng lúc, giá tôm tại trang trại nước này có xu hướng tăng do nguồn cung giảm và nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ecuador.
Nhiều doanh nghiệp phát triển hệ thống AI phân tích điều kiện ao nuôi, dự báo và đưa ra lời khuyên cho chủ ao, kỳ vọng tác động đến chuỗi giá trị 4 tỷ USD.
(1xycn3.com) Theo nhận định của ít nhất một chuyên gia trong ngành, quyết định của Iran về việc đóng cửa eo biển Hormuz sau các cuộc không kích của Mỹ được cho là sẽ không gây ra sự gián đoạn lớn đối với thương mại hải sản trong khu vực.
(1xycn3.com) Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng gia tăng giá trị, sản phẩm surimi – một dạng thịt cá xay được xử lý và tinh chế – đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu. Với nguồn nguyên liệu phong phú, tay nghề chế biến ngày càng nâng cao, surimi đang trở thành điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
(1xycn3.com) Báo cáo “Khai thác nguồn nước: Cơ hội đầu tư nghìn tỷ USD trong nuôi trồng thủy sản bền vững” do Ngân hàng thế giới và Tổ chức chi phi chính phủ WWF thực hiện đã đánh giá nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ hội triển vọng nhất để xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững hơn trong 25 năm tới.
(1xycn3.com) Bộ Sản xuất Peru (PRODUCE) vừa công bố cho phép bắt đầu Mùa đánh bắt cá cơm lần thứ hai năm 2025 đối với loài cá cơm (Engraulis ringens) và cá cơm trắng (Anchoa nasus) tại khu vực miền Nam Peru. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025, hoặc cho đến khi hạn ngạch tổng sản lượng khai thác cho phép (LMTCP) là 251.000 tấn được hoàn thành.
(1xycn3.com) Litva là cửa ngõ vào khu vực Trung Đông Âu, do đó trong những năm gần đây các DN xuất khẩu cá ngừ đang nỗ lực khai phá thị trường này. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Litva đang có xu hướng ngày càng tăng.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com