yes88 Game Bài

Nông nghiệp Việt Nam gập ghềnh hội nhập

2015 là một năm hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam khi liên tiếp những Hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn được đàm phán, ký kết. Cùng với sự chuyển động của nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng trải qua 12 tháng nhiều hồi hộp, âu lo xuất phát từ những đánh giá về cơ hội cũng như thách thức đặt ra cho toàn ngành khi hội nhập sâu.

Khấp khởi vì xuất khẩu

Nhiều năm qua, nền nông nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ khi đạt mức tăng trưởng khá cao, đưa Việt Nam từ một nước thiếu gạo trở thành nước XK lúa gạo hàng đầu thế giới. Đặc biệt năm 2014, Việt Nam lần đầu tiên kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản cao kỷ lục đạt 31 tỷ USD.

Bước sang năm 2015, mặc dù XK nông, lâm, thủy sản gặp nhiều khó khăn nhưng tính tới hết tháng 11, tổng kim ngạch XK cũng đã đạt 27,4 tỷ USD. Đến nay, Việt Nam đã có 10 mặt hàng nông, lâm, thủy sản XK đạt mốc tỷ USD. Trên thực tế, suốt năm qua khi nền kinh tế đất nước hội nhập sâu với “sân chơi” kinh tế thế giới, nông nghiệp được nhận định là ngành hưởng nhiều lợi ích.

Hầu hết các FTA được ký kết năm nay như FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu và cả Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam-EU chính thức kết thúc đàm phán đều tác động trực tiếp tới ngành nông nghiệp theo chiều hướng sẽ thúc đẩy XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư.

Đơn cử như trong FTA Việt Nam-Hàn Quốc, phía Hàn Quốc cam kết tự do hóa 97,2% giá trị NK (tính theo số liệu năm 2012), mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng biểu thuế). Trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp…

Với TPP, Thứ trưởng Hà Công Tuấn trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 10 ngay sau khi TPP chính thức kết thúc đàm phán đã hồ hởi khẳng định: TPP có hiệu lực hầu hết các mặt hàng nông sản đã giảm thuế XK xuống hơn 90% và có mặt hàng xuống 0%. Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ thuế suất XK các mặt hàng nông sản sẽ về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản XK Việt Nam có lợi thế như đồ gỗ, thủy sản…

Trong khi khấp khởi mừng vì những cơ hội XK mở ra thì cũng phải thừa nhận rằng, điểm đáng lo là “hành trang” hội nhập của toàn ngành còn khá mỏng. Trên thực tế, muốn hội nhập tốt, hai yếu tố quan trọng hơn cả là chất lượng và giá cả sản phẩm. Hai khía cạnh này, mặt nào nông nghiệp Việt Nam cũng yếu. Bởi nền nông nghiệp nước ta phổ biến là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó phát triển hiệu quả mô hình cánh đồng lớn, hạn chế trong áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… Quy trình sản xuất theo lối nông hộ khá phổ biến khiến chất lượng nông sản khó đồng nhất, nhiều khi không đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường quốc tế. Ngoài ra, nông nghiệp còn yếu bởi rất nhiều thứ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cây giống, con giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi,… đều phụ thuộc nước ngoài.

Ái ngại ngành chăn nuôi

Trong “bức tranh” chung của toàn ngành nông nghiệp, không phải chỉ năm 2015 mà một vài năm trước khi nhiều FTA vẫn đang trong hồi đàm phán, ngành chăn nuôi đã được nhận định là yếu thế và chịu nhiều thách thức hơn. Cả đại diện cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các chuyên gia đều không ít lần đưa ra khẳng định, ngành chăn nuôi có thể bị “nhấn chìm” bởi những “con sóng” hội nhập ào ạt xô tới.

Suốt từ đầu năm đến nay, có rất nhiều hội thảo, hội nghị lớn nhỏ được tổ chức từ Bắc vào Nam để bàn về những tác động của hội nhập sâu tới ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Điển hình chỉ trong khoảng một tháng sau khi TPP chính thức kết thúc đàm phán, đã có 5-7 cuộc hội thảo được tổ chức chỉ để tìm ra giải pháp giúp ngành chăn nuôi có thể vượt “sóng”.

Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thì ngành chăn nuôi vừa manh mún, tự phát, năng suất lại thấp, giá thành cao. Bên cạnh đó, liên kết theo chuỗi giá trị trong ngành chăn nuôi còn yếu. Với nền tảng như vậy, khi tiến sâu vào hội nhập, ngành chăn nuôi muốn giữ “sân nhà” còn khó chứ chưa nói gì tới đấu đá ở “sân khách”.

“Tác động trực tiếp và gay gắt nhất của các FTA chính là việc giảm các dòng thuế theo lộ trình đã cam kết, tạo cơ hội ngày càng tăng đối với việc NK các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta do có lợi thế về giá, về an toàn thực phẩm, trực tiếp cản trở sản xuất chăn nuôi trong nước, dễ tạo tình trạng cạnh tranh không cân sức và thiệt thòi vẫn luôn là chăn nuôi trong nước”, ông Trúc nhấn mạnh.

Xung quanh câu chuyện này, bên lề Hội thảo quốc tế “Ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế chia sẻ kinh nghiệm - định hướng tương lai” diễn ra cuối tháng 10, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đã chia sẻ với báo giới rằng: Đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada… Trong đó, đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi.

Kịp thời nhưng thận trọng

Hội nhập đã cận kề, cơ hội mở ra khá lớn nhưng áp lực cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp Việt Nam không hề nhỏ. Bởi lẽ, hội nhập sâu thúc đẩy XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên khi hàng rào thuế quan mất đi thì những hàng rào phi thuế quan cũng từng bước được dựng lên.

Trên thực tế, Bộ NN&PTNT cũng đã nhìn nhận rất kỹ lưỡng, sát sao vấn đề cơ hội, thách thức của toàn ngành trong hội nhập. Suốt một năm qua, không ít lần vị “tư lệnh ngành” nông nghiệp Cao Đức Phát nhấn mạnh phải quyết tâm, đồng bộ áp dụng nhiều giải pháp để chuẩn bị cho nông nghiệp Việt Nam một “hành trang” vững vàng hơn. Và giải pháp tổng thể mà Bộ NN&PTNT quán triệt chính là thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Bộ cũng chủ trương thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; tổ chức sản xuất theo chuỗi hiệu quả; thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...

Nhiều chuyên gia nhận định, để ngành nông nghiệp trụ vững trước hội nhập, cần thiết phải có sự tham gia dẫn dắt của các DN lớn. Tại Diễn đàn kinh doanh 2015 với chủ đề “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” diễn ra cuối tháng 11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh: DN đóng vai trò đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo ra động lực mới trong tái cơ cấu và hội nhập của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do ngành nông nghiệp quy mô còn nhỏ, nên Bộ NN&PTNT mong muốn các DN đầu tư vào nông nghiệp không chỉ nhằm thu về lợi nhuận cho mình mà cần dẫn dắt nền nông nghiệp hội nhập và giúp cho nông dân làm giàu.

Nhìn sâu vào “lỗ hổng” khiến nông nghiệp không thể trút bỏ “manh áo” cũ manh mún, nhỏ lẻ để khoác lên mình “tấm áo” mới quy mô công nghiệp, hiện đại, PTS. TS Bùi Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương cho rằng, muốn nông nghiệp khởi sắc phải đổi thay thực sự, đặc biệt là trong vấn đề tích tụ ruộng đất. Hiện nay ở Việt Nam để gom được 10-20 ha đất rất khó khăn. Trong khi đó, có những DN như Hoàng Anh Gia Lai sang Lào đầu tư có thể nhanh chóng thuê được cả trăm ha. Giải quyết tích tụ ruộng đất cũng là một trong những yếu tố khiến các DN mặn mà hơn khi đầu tư vào nông nghiệp.

Trên thực tế, với xuất phát điểm hiện tại, con đường hội nhập của ngành nông nghiệp Việt Nam còn không ít gập ghềnh. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao độ cùng tổng thể các giải pháp, hy vọng trong tương lai nông nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất những cơ hội, đồng thời từng bước hóa giải thách thức để vững vàng phát triển.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Channel Fish, Trident nhận hợp đồng 2 triệu USD từ USDA để cung cấp cá minh thái Alaska

 |  09:00 19/06/2025
(1xycn3.com) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã ký hợp đồng với Channel Fish Processing Co. và Trident Seafoods trị giá gần 2 triệu USD để cung cấp các sản phẩm cá minh thái Alaska và cá tuyết Đại Tây Dương.

Giá cá rô phi có xu hướng trái chiều ở miền Nam Trung Quốc

 |  08:58 19/06/2025
(1xycn3.com) Giá cá rô phi tại các tỉnh sản xuất chính ở miền Nam Trung Quốc có diễn biến trái chiều trong tuần 24 (9-15/6). Quảng Đông giảm nhẹ, Quảng Tây tăng giá, trong khi Hải Nam duy trì giá ổn định theo tuần.

Cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ lao đao vì thuế quan, triển vọng vẫn ảm đạm

 |  08:53 19/06/2025
(1xycn3.com) Cảng Los Angeles – cửa ngõ nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ – ghi nhận lượng hàng hóa sụt giảm mạnh trong tháng 5 khi các doanh nghiệp phản ứng với mức thuế 145% mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. Theo các quan chức cảng, số container cập cảng trong tháng đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 355.950 container loại 20 feet – mức thấp nhất trong hơn hai năm.

Cạnh tranh gia tăng tại thị trường cá ngừ Tây Ban Nha

 |  08:50 19/06/2025
(1xycn3.com) Theo số liệu thống kế của Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2025 kim ngạch XK cá ngừ sang Tây Ban Nha tăng 10%. Tuy nhiên, XK cá ngừ sang Tây Ban Nha có xu hướng tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm.

HEADWAY xử lý thành công thủ tục Shipback hàng đông lạnh - Tối ưu thời gian, giảm rủi ro cho khách hàng

 |  11:44 18/06/2025
Với năng lực chủ động và khả năng ứng biến linh hoạt, trong tháng 5 vừa qua, Headway đã hoàn tất nhanh chóng thủ tục hải quan cho lô hàng shipback cá tra từ cảng Santos, Brazil về cảng Cát Lái, Việt Nam. Đây là lô hàng đông lạnh đặc thù, đòi hỏi năng lực xử lý kịp thời và tối ưu chi phí tại cả hai đầu cảng vận chuyển.

Việt Nam nhất quán đàm phán với Mỹ để đạt thỏa thuận thuế đối ứng hài hòa

 |  09:10 18/06/2025
Việt Nam nhất quán đàm phán với Mỹ nhằm hướng tới một thỏa thuận thuế đối ứng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ, hài hòa lợi ích.

FAO công bố đánh giá toàn cầu chi tiết về trữ lượng hải sản

 |  09:03 18/06/2025
(1xycn3.com) Theo báo cáo được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố tại Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc, một số nghề cá biển trên thế giới đang phục hồi nhờ sự quản lý dựa trên khoa học, nhưng nhiều nghề cá khác vẫn đang chịu nhiều áp lực.

Xuất khẩu thủy sản của Anh tăng 13%

 |  09:00 18/06/2025
(1xycn3.com) Xuất khẩu thủy sản của Vương quốc Anh đã tăng vọt 13% lên mức kỷ lục 1,98 tỷ bảng Anh (2,67 tỷ USD) vào năm 2024 mặc dù các rào cản liên quan đến Brexit vẫn tiếp tục cản trở thương mại với EU.

Xuất khẩu nghêu tăng trưởng liên tục

 |  08:55 18/06/2025
(1xycn3.com) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK nghêu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong 4 tháng đầu năm 2025. Tính luỹ kế 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK nhóm sản phẩm này đạt hơn 37 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2024.

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

 |  08:50 18/06/2025
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@1xycn3.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@1xycn3.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@1xycn3.com
© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC